Công trình dùng Nẹp Tách Khe DF: “Nhà Phễu” – AHL

Nhà phễu là một những công trình nhà ở khá nổi tiếng sử dụng nẹp tách khe do công ty AHL architects thiết kế.
Với kiến trúc đẹp hòa quyện giữa yếu tố hiện đạikiến trúc truyền thống Việt Nam, công trình đã đoạt giải thưởng kiến trúc Việt Nam 2018 – hạng mục nhà ở (giải thưởng cao quý nhất về kiến trúc tại Việt Nam do hội kts Việt Nam trao tặng).
Đây là 1 dự án mà các kiến trúc sư AHL đã dành nhiều tâm huyết , tìm tòi những ý tưởng táo bạo về kiến trúc, không gian nội thất cho đến cách sử dụng vật liệu, xử lí các chi tiết nhỏ.

Những tìm tòi của nhà phễu về không gian và vật liệu
Những tìm tòi của nhà phễu về không gian và vật liệu đều rất mới lạ

Để đảm bảo các chi tiết tinh tế, hiện đại mà vẫn tôn lên vẻ đẹp của các “mảng miếng” vật liệu khác nhau, AHL đã lựa chọn sử dụng giải pháp nẹp tách khe do GENTA cung cấp cho các vị trí:

  1. Khe chân tường cho sàn bê tông mài,
  2. Khe chân tường cho sàn gỗ
  3. Khe cổ trần bê tông không trát,
  4. Khe chỉ móc nước ban công bê tông
4 chi tiết tách khe sử dụng trong nhà phễu
Tổng hợp các chi tiết tách khe ứng dụng trong nhà phễu

Chi tiết 1: tách khe chân tường và sàn bê tông mài

Thông thường giữa sàn và tường sẽ sử dụng len gạch hoặc len gỗ ốp chân tường. Tuy nhiên ở công trình này các kiến trúc sư muốn loại bỏ các chi tiết rườm rà, tạo ra không gian tinh tế – “sạch sẽ”.
Các kts AHL đã lựa chọn giải pháp “khe chân tường” cho chi tiết này

Chi tiết khe chân tường nhà phễu
Cấu tạo chi tiết khe chân tường áp dụng trong nhà phễu

Điểm nhấn thú vị ngay khi vừa bước vào nhà là chi tiết chân tường sử dụng nẹp tách khe (giữa tường và sàn bê tông mài )

khe chân tường ở vị trí sảnh
Lối vào nhà có chi tiết khe chân tường

Chi tiết khe chân tường này được sử dụng cho toàn bộ khu vực tầng 1 và sảnh thang lên các tầng 2-3

Khe chân tường ở phòng khách
Chân tường chạy suốt các khu vực tường và sàn bê tông mài
khe chân tường ở sảnh thang tầng 1
Khe chân “ăn theo” bậc tam cấp
khe chân tường ở sảnh thang tầng 2
Khe tiếp tục xuất hiện ở sảnh thang tầng 2-3

Chi tiết 2: tách khe chân tường và SÀN GỖ

Ở khu vực các phòng ngủ, kts không sử dụng bê tông mài mà chuyển thành sàn gỗ thịt (gỗ tự nhiên) và áp dụng nẹp tách khe cho phần chân tường.

Tách khe sàn gỗ thịt ở phòng ngủ
Chân tường phòng ngủ tầng 2 sử dụng chi tiết tách khe

Thông thường, chi tiết tách khe này chỉ làm cho sàn gỗ công nghiệp vì gỗ thịt có độ co ngót rất lớn. Giải pháp “an toàn” hơn có lẽ là dùng len chân tường gỗ. Nhưng với quyết tâm tìm tòi tạo ra điểm độc đáo cho không gian “sạch”, các kiến trúc sư AHL đã quyết định không dùng len gỗ mà vẫn dùng nẹp tách khe kết hợp với nẹp kết thúc sàn gỗ.

Phác thảo chi tiết của kts Hưng Đào AHL và thực tế thi công
Thực tế thi công & Phác thảo chi tiết của kts Hưng Đào AHL (màu đỏ là nẹp tách khe DF)

GIẢI PHÁP KHÁC: bạn có thể tham khảo cho trường hợp này cách làm như sau“đục thêm vào tường gạch” tạo “khe thở” để sàn gỗ có thể co ngót. Khi đó có thể bỏ nẹp kết thúc sàn gỗ đi. Xem chi tiết bên dưới:

Chi tiết khe sát sàn gạch
Chi tiết khe sát sàn gạch – đục thêm vào tường

Chi tiết 3: tách khe TRẦN BÊ TÔNG không trát và tường

Trong các phòng ngủ các kts đã lựa chọn cách hoàn thiện trần rất độc đáo : dùng các thanh gỗ nhỏ đóng copha khi đổ bê tông, sau đó không trát trần mà để “thô”. Và nẹp tách khe tiếp tục được lựa chọn ở vị trí giao cắt giữa trần bê tông và tường màu trắng.

Trần phòng ngủ sử dụng nẹp tách khe
Phần trần phòng ngủ sử dụng nẹp tách khe

Nhờ hiệu ứng “tách khe vật liệu” (shadow gap) mà vật liệu bê tông đã không còn cảm giác nặng nề. cả mảng trần như đang “bay” lơ lửng trên các bức tường.

Kết quả tách khe trần
Kết quả tách khe trần rất lạ mắt

Hiệu quả chiếu sáng cũng rất thú vị.

Hiệu ứng ánh sáng với trần bê tông có khe
Khi chiếu đèn – sự tương phản giữa trần và tường càng đậm nét

Cách thực hiện chi tiết khe cổ trần bê tông không trát khá đơn giản, bao gồm 2 phần :

  • Phần trần thi công trước : đổ bê tông cốt pha gỗ ghép thanh – xử lí cẩn thận bề mặt, sau đó để mộc không trát
  • Phần tường trát sau: gắn nẹp tách khe DF ở phần đỉnh tường – giao với trần. sau đó trát phần tường bên dưới -> ta sẽ có hiệu ứng tách khe sắc nét.
Chi tiết tách khe trần bê tông và tường
Bản vẽ cấu tạo tách khe trần bê tông và tường

Chi tiết chỉ móc nước cho BÊ TÔNG KHÔNG THÔ (không trát)

Ban công của Nhà Phễu đua ra khá lớn – là chi tiết táo bạo của các kts đưa ra

Ý tưởng ban công đua ra khẩu độ lớn
Ý tưởng ban công đua ra khẩu độ lớn như đang “bay” trên phần mái (mô hình nghiên cứu)

Giải pháp vật liệu cho ban công là : đúc bằng bê tông trần – không trát. Đây là chất liệu “mộc” có bề mặt thô sần nên rất dễ bám bẩn. Vì vậy các kts AHL đã chọn nẹp vát góc (nẹp tam giác – chamfer bê tông) để tạo chỉ ngắt nước cho phần ban công này để:

  • Tránh bị nước mưa rỉ vào bên trong nhà
  • Bảo vệ mặt bê tông không đọng bụi bẩn khi trời mưa – giúp công trình bền vững với thời gian
Giải pháp nẹp tách khe ban công
Cấu tạo chi tiết: nẹp tách khe -chỉ cắt nước cho ban công bê tông

Cách thi công chi tiết này : Trong quá trình ghép cốp pha, định vị nẹp tam giác ở vị trí muốn làm chỉ ngắt nước. Sau đó khi tháo copha và tháo nẹp ta sẽ có 1 khe âm và mặt bê tông.

Đổ bê tông ban công nhà phễu
Quá trình đổ bê tông ban công nhà phễu

Ban công hoàn thành là chi tiết điểm nhấn thú vị ở ngoại thất của ngôi nhà

Hình ảnh hoàn thành ban công nhà phễu
Kết quả: ban công nhà phễu khi hoàn thành là chi tiết “đắt giá”

Thông tin dự án Nhà Phễu :

Thông tin chung:

  • Vị trí: Phố Tô Ngọc Vân, q. Tây Hồ, Hà Nội
  • Diện tích xây dựng: 240m2
  • Tổng diện tích sàn : 360m2
  • Quy mô: 3 tầng. Với 1 phòng khách, 3 phòng ngủ
  • Chức năng: Nhà cho thuê
  • Thiết kế: AHL architects : kts Hưng Đào, Sỹ Tuấn
  • Nhà thầu xây dựng: Nguyễn Như Vẽ
  • Nhà thầu hoàn thiện và đồ gỗ nội thất: Đồ Gỗ: Phạm Công Sáu (Gia long), Bê tông mài : Lưu Huy (Vietbeton)
  • Nhà cung cấp phụ kiện xây dựng : Genta
Quá trình thi công gian nan của nhà phễu
Quá trình thi công gian nan của nhà phễu

Giải thưởng:

  • Giải thưởng kiến trúc quốc gia năm 2018 (giải Bạc hạng mục Nhà ở đơn lập)
  • Giải “Top 10 nhà đẹp 2018” Kiến Việt
  • Top 80 ngôi nhà của năm 2018 theo bình chọn của Archdaily (Mỹ) cho nhà phễu.
  • Đăng trên các tạp chí kiến trúc nổi tiếng trên thế giới như: Dwell (Mỹ), Designlovr.de ( Đức), Hypebeast (Hong Kong), De51gn (Singapore), Elledecor (Italy, Việt Nam)….
Giải thưởng kiến trúc cho nhà phễu
Giải thưởng kiến trúc cho nhà Phễu 2018 là sự ghi nhận xứng đáng nỗ lực của nhóm thiết kế. (kts Sỹ Tuấn đại diện AHL nhận giải – đứng thứ 3 từ phải qua)

Các loại nẹp GENTA sử dụng trong công trình:

Ý kiến nhận xét về nẹp GENTA của kts. Hưng Đào – AHL

Kết luận

Một công trình kiến trúc thành công: ngoài yếu tố về ý tưởng kiến trúc thì còn có sự góp sức không nhỏ của các giải pháp về kết cấu, vật liệu, chi tiết cấu tạo

GENTA luôn tự hào đồng hành cùng các kiến trúc sư nhằm tạo ra các chi tiết độc đáo và tinh tế cho các công trình. Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn các giải pháp và nhận mẫu nẹp MIỄN PHÍ!
HOTLINE : 0976 068 706

Chia sẻ: share facebook Twitter
Tác giả
Tốt nghiệp khoa kiến trúc đại học Xây Dựng năm 2008. Kinh nghiệm: 14 năm trong lĩnh vực kiến trúc - nội thất - xây dựng. Vai trò đã tham gia: Kiến trúc sư, trưởng nhóm thiết kế, quản lí dự án, chia sẻ - đào tạo tại các trường đại học ... Hiện tại tôi là giám đốc công ty cổ phần GENTA Việt Nam: chuyên tư vấn và cung cấp giải pháp nẹp & phụ kiện cho các công ty thiết kế - thi công hàng đầu tại Việt Nam!
Bình luận

Sản phẩm chất lượng
Sản phẩm chất lượng
Đầy đủ CO, CQ
Hỗ trợ thiết kế
Hỗ trợ thiết kế
Cung cấp tài liệu và tư vấn
Hỗ trợ biện pháp thi công
Hỗ trợ biện pháp thi công
Video, nhân viên kỹ thuật
Nhận mẫu và báo giá
Nhận mẫu và báo giá
Call: 0976 068 706 (Zalo)
Vingroup là đối tác lớn của nẹp GENTA
Nhà thầu xây dựng Hòa Bình Group lựa chọn sử dụng nẹp GENTA
Tập đoàn xây dựng Delta
Tập đoàn xây dựng Coteccons
Sungroup
Vinhomes
Chat Zalo
Đóng