Với những hướng dẫn cụ thể và chi tiết từ GENTA, việc thi công nẹp chống trơn cầu thang sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn bao giờ hết! Sau khi đọc bài viết này, bạn hoàn toàn có thể thi công nẹp chống trượt đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn và có tính thẩm mỹ cao nhất.
1. 4 loại nẹp chống trơn cầu thang thông dụng nhất
Nẹp chống trượt cầu thang là vật liệu đang ngày càng phổ biến khi thi công cầu thang trong các công trình. Nẹp vừa giúp đảm bảo an toàn khi di chuyển, vừa góp phần trang trí không gian nội thất.
Dựa theo cách thi công, có 4 loại nẹp sau đây:
1.1. Loại nẹp thi công bằng cách bắt vít
- Mã nẹp phổ biến: Nẹp nhôm chống trơn TL30, NLP20.
- Đây là loại nẹp thi công bằng cách tạo lỗ trên mũi bậc rồi bắt vít để cố định nẹp vào mũi bậc cầu thang. Nẹp được sử dụng sau khi đã ốp lát xong bậc cầu thang.
- Bạn có thể dễ dàng nhận biết loại nẹp này bởi thân nẹp có các lỗ để bắt vít, và có phần cao su chống trơn gắn vào thân nẹp.

1.2. Loại nẹp thi công bằng cách gắn keo chuyên dụng
- Mã nẹp phổ biến: S-MV30, nẹp đồng chống trơn V, nẹp đồng chống trơn L.
- Đây là loại nẹp có cách thi công đơn giản và nhanh chóng nhất. Thi công bằng cách dùng keo chuyên dụng để gắn vào mũi bậc.
- Loại nẹp này có cấu tạo đơn giản, dạng chữ V hoặc chữ L với các đường gân chống trơn phía trên bề mặt.

1.3. Loại nẹp thi công bằng cách xẻ khe – gắn keo
- Các mã nẹp: Chỉ đồng chống trượt T, nẹp đồng chống trơn F35.
- Đây là loại nẹp thi công theo phương pháp xẻ khe trên mặt bậc thang, sau đó bơm keo và gắn nẹp vào.
- Các thanh nẹp thường có dạng chữ T với kích thước nhỏ, có thể kết hợp nhiều thanh nẹp để tạo chỉ vừa chống trơn, vừa trang trí cho bậc cầu thang.

1.4. Loại nẹp thi công bằng cách cài vào gạch, đá
- Các mã nẹp phổ biến: AL2100, SNAP4020, SN-DG, SN-YG,…
- Đây là loại nẹp thi công cùng lúc với quá trình ốp lát bậc cầu thang, thi công bằng cách cài vào gạch, đá bằng vữa xi măng.
- Đặc điểm dễ nhận biết nhất của loại nẹp này là chúng thường có phần cánh nẹp để cài vào gạch hoặc chân nẹp để cắm vào vữa giúp gia tăng độ bám dính.

2. Công tác chuẩn bị trước khi thi công
Trước khi đi vào thi công nẹp chống trơn cầu thang, bạn cần phải chuẩn bị kỹ dụng cụ thi công, đo đạc và tính toán chi tiết để giúp cho quá trình thi công hiệu quả, chính xác và nhanh chóng nhất.
2.1. Các dụng cụ cần thiết
Bạn cần chuẩn bị những dụng cụ sau đây:
- Nẹp chống trượt cầu thang.
- Thước dây để đo kích thước.
- Bút để đánh dấu vị trí.
- Keo chuyên dụng để gắn nẹp.
- Súng bắn keo.
- Máy cắt cầm tay, lưỡi cắt chuyên dụng để cắt nẹp.
- Máy khoan để tạo lỗ (đối với loại nẹp thi công bằng cách bắt vít).
- Đinh vít (với loại nẹp thi công bằng cách bắt vít).
- Khăn mềm, nước sạch để vệ sinh bề mặt.
- Mũ, kính bảo hộ lao động để đảm bảo an toàn khi thi công.
2.2. Khảo sát mặt bằng, đo đạc, tính toán số lượng
Đầu tiên bạn khảo sát xem vị trí cầu thang chuẩn bị thi công sẽ phù hợp với loại nẹp chống trơn nào. Ví dụ: Nếu cầu thang chưa ốp lát thì nên chọn nẹp dạng cài vào gạch đá để có độ chắc chắn tốt nhất, còn nếu đã ốp lát xong thì có thể chọn nẹp gắn bằng keo hoặc nẹp dạng bắt vít.

Sau khi đã xác định được loại nẹp phù hợp, bạn dùng thước đo kích thước tại khu vực cầu thang cần thi công để tính được số lượng nẹp, các phụ kiện: keo, đinh vít cần sử dụng.
3. Hướng dẫn chi tiết 4 cách thi công nẹp chống trơn cầu thang
3.1. Cách 1: 6 bước thi công nẹp chống trơn dạng bắt vít

6 bước sau đây sẽ giúp bạn thi công nẹp chuẩn xác và nhanh chóng nhất:
- Bước 1 – vệ sinh mũi bậc: Sau khi ốp lát xong cầu thang, bạn vệ sinh sạch vữa thừa, bụi bẩn, sau đó lau khô vị trí mũi bậc.
- Bước 2 – cắt nẹp: Đo kích thước và cắt thanh nẹp theo đúng chiều rộng của mặt bậc.
- Bước 3 – khoan lỗ, bắt vít: Ướm thanh nẹp vào mặt bậc, dùng bút đánh dấu các vị trí lỗ nẹp trên mặt bậc, sau đó dùng máy khoan tạo lỗ để bắt vít.
- Bước 4 – bắt vít: Đặt thanh nẹp vào mũi bậc sao cho vị trí lỗ trên nẹp trùng với lỗ đã khoan trên mặt bậc. Dùng máy bắn vít hoặc tô vít để bắt vít cố định nẹp vào mặt bậc thang.

- Bước 5 – nhét mặt cao su chống trơn: Cắt và gắn phần mặt cao su chống trơn vào thân nẹp. Có thể dùng thêm keo dán để lớp cao su bám chắc hơn vào phần nẹp nhôm.
- Bước 6 – vệ sinh: Dùng khăn ẩm vệ sinh sạch bụi bẩn tại khu vực vừa thi công gắn nẹp.

Lưu ý khi thi công:
- Khi khoan lỗ bắt vít, bạn thao tác thật cẩn thận để tránh làm nứt, vỡ gạch.
- Để chừa lại mỗi đầu khoảng 5mm khi cắt mặt cao su chống trơn để trừ hao sự co giãn của cao su trong quá trình sử dụng.
- Có thể thi công loại nẹp này theo cách dùng keo thì sẽ nhanh hơn, tuy nhiên không chắc chắn bằng bắt vít.
3.2. Cách 2: 5 bước thi công nẹp chống trơn cầu thang dạng gắn keo chuyên dụng
Đây là loại nẹp chống trơn thi công nhanh chóng và đơn giản nhất.

Quy trình thi công gồm 5 bước sau:
- Bước 1 – vệ sinh mũi bậc: Sau khi đã ốp lát mũi bậc cầu thang xong, bạn vệ sinh sạch vữa thừa, bụi bẩn bằng khăn ẩm, sau đó lau khô mũi bậc để đảm bảo độ bám dính khi gắn keo.

- Bước 2 – ướm, cắt nẹp: Ướm nẹp vào mũi bậc, đo và cắt nẹp bằng với kích thước chiều rộng bậc cầu thang.
- Bước 3 – bơm keo, dán nẹp: Bơm keo chuyên dụng dọc theo mặt trong của thân nẹp, sau đó dán nẹp vào mũi bậc cầu thang. Dùng tay căn chỉnh cho nẹp ôm sát và đều vào mũi bậc.

- Bước 4 – cố định tạm thời: Trong thời gian chờ keo khô, bạn cố định tạm thời thanh nẹp bằng băng dính giấy, khi keo khô thì bóc băng dính ra. Đây là bước rất quan trọng để đảm bảo nẹp không bị bong, xô lệch ra khỏi vị trí ban đầu.
- Bước 5 – vệ sinh: Sau khi keo đã khô, tiến hành vệ sinh sạch khu vực vừa thi công.
Chú ý khi thi công:
- Sử dụng các loại keo dán chuyên dụng: Tbond, Xbond, Silicon,…
- Đi keo đều tay để đảm bảo đủ lượng keo kết dính cần thiết. Nếu keo bị lọt ra ngoài thì phải lau sạch ngay bằng khăn ẩm.
- Có thể dùng băng dính trong để thay cho băng dính giấy khi cố định nẹp tạm thời. Tuy nhiên dùng băng dính trong sẽ khó vệ sinh khi bóc ra.
3.3. Cách 3: 6 bước thi công nẹp chống trơn dạng xẻ khe – gắn keo

Quá trình thi công nẹp chống trơn cầu thang theo cách xẻ khe gồm các bước sau:
- Bước 1 – xẻ khe: Ướm thanh nẹp vào mũi bậc rồi đánh dấu vị trí. Sau đó dùng máy cắt xẻ khe trên mặt bậc.
Chú ý: Chiều rộng của lưỡi cắt phải bằng hoặc lớn hơn chiều rộng chân nẹp. Độ sâu của khe phải bằng hoặc lớn hơn chiều dài chân nẹp.
- Bước 2 – cắt nẹp: Đo kích thước và cắt nẹp sao cho chiều dài thanh nẹp bằng với kích thước mặt bậc.
- Bước 3 – vệ sinh: Vệ sinh sạch bụi bẩn tại vị trí khe chuẩn bị gắn nẹp, sau đó dùng khăn lau khô bề mặt.
Chú ý: Bạn nên dán băng dính giấy vào 2 bên khe để tránh keo lem bẩn ra ngoài.
- Bước 4 – bơm keo, gắn nẹp: Rải keo chuyên dụng dọc theo khe, sau đó đặt chân nẹp chỉ đồng cầu thang chữ T vào khe, điều chỉnh để nẹp bám sát vào mặt bậc.
- Bước 5 – cố định nẹp tạm thời: Trong quá trình chờ keo khô, có thể dán thêm băng dính giấy để cố định tạm thời chỉ đồng chống trơn vào mũi bậc cầu thang.
- Bước 6 – vệ sinh: Sau khi keo đã khô, tiến hành vệ sinh sạch toàn bộ khu vực vừa thi công và bóc băng dính bảo vệ nẹp ra là xong.
3.4. Cách 4: Hướng dẫn thi công nẹp chống trơn dạng cài vào gạch, đá

Quy trình thi công nẹp đồng thời với ốp lát gạch gồm 6 bước sau đây:
- Bước 1 – đo nẹp: Đầu tiên, bạn ướm thanh nẹp vào vị trí mặt bậc cầu thang để đo kích thước, sau đó cắt nẹp theo kích thước tương ứng đã đo.
- Bước 2 – ốp gạch cổ bậc: Ướm gạch vào vị trí cổ bậc, sau đó cắt gạch. Tiến hành lên vữa và ốp gạch cho cổ bậc.

- Bước 3 – gắn nẹp: Dùng bay lên vữa tại mũi bậc, sau đó đặt thanh nẹp vào. Dùng tay căn chỉnh để vừa ngàm chắc vào phần chân nẹp.

- Bước 4 – ốp gạch mặt bậc: Cắt gạch và lát gạch cho vị trí mặt bậc. Lưu ý lát gạch tại vị trí sát với cạnh nẹp trước để đảm bảo nẹp không bị xô lệch.

- Bước 5 – gắn nẹp cho các bậc còn lại: Tiến hành tương tự từ bước 1 tới bước 4 đối với các bậc cầu thang còn lại.
- Bước 6 – vệ sinh: Sau khi gắn nẹp xong, bạn dùng khăn ẩm để vệ sinh sạch phần vữa thừa, bụi bẩn bám lên nẹp.
Chú ý khi thi công nẹp:
- Chỉ được bóc băng dính bảo vệ nẹp ra sau khi đã thi công gắn nẹp xong.
- Với nẹp không có sẵn băng dính bảo vệ thì bạn nên dán thêm 1 lớp băng dính lên bề mặt để tránh vữa, chất bẩn rơi vào nẹp hoặc các va chạm có thể gây xước nẹp.

4. Nên lựa chọn cách thi công nẹp chống trơn cầu thang nào?
Để lựa chọn được cách thi công nẹp phù hợp nhất với công trình, bạn cần quan tâm đến 2 vấn đề sau:
- Thi công cùng lúc hay sau khi ốp lát: Việc thi công nẹp cùng lúc với quá trình ốp lát sẽ giúp đảm bảo độ chắc chắn và bền vững của nẹp trong suốt quá trình sử dụng. Còn thi công sau khi ốp lát sẽ có ưu điểm là nhanh gọn, thao tác dễ dàng. Tùy thuộc vào giai đoạn bạn đang thi công mà lựa chọn phương pháp phù hợp.
- Tùy chủng loại nẹp sử dụng: Mỗi loại nẹp sẽ có cách thi công nhất định. Ví dụ: Bạn chọn nẹp dạng chữ V thì chỉ thi công theo cách dán keo, chọn nẹp chữ T thì thi công theo cách xẻ khe.
Lời khuyên từ chuyên gia: Sau nhiều năm kinh nghiệm cung cấp nẹp cho các công trình, GENTA khuyên bạn nên chọn cách thi công cài vào gạch đá vì sẽ đảm bảo tính bền vững nhất cho các công trình. Một số mẫu nẹp thi công theo cách này: AL2100, SNAP4020, SN-DG, SN-YG,…
5. Kết luận
Vừa rồi GENTA đã hướng dẫn chi tiết cách thi công các loại nẹp chống trơn cầu thang. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn thi công chống trượt cho công trình của mình một cách đơn giản và chuẩn xác nhất.
Bạn có thể tham khảo toàn bộ các sản phẩm nẹp chống trượt cầu thang của GENTA để lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất để bảo vệ và trang trí cho khu vực cầu thang.
Để được đội ngũ kỹ thuật của GENTA hướng dẫn thi công nẹp chống trơn cầu thang trực tiếp tại công trình, hãy liên hệ hotline: 0976 068 706