Nẹp khe co giãn lát gạch hay còn được gọi là nẹp khe co giãn sàn gạch được dùng để tạo khe co giãn khi lát gạch. Giúp ngăn các bụi bẩn, đồ vật nhỏ và nước đọng tích tụ trong khe gây mất mỹ quan hay làm giảm tác dụng của khe co giãn đối với công trình.
Giới thiệu chung
Nẹp khe co giãn lát gạch là nẹp dùng thanh co giãn để tạo ron cắt, chia nhỏ diện tích sàn gạch tránh gây ra tình trạng nứt, đùn gạch.
Với chất liệu hợp kim nhôm mạ anode cứng bền bỉ, chống va đập và phai màu theo thời gian.
Cấu tạo của nẹp
Loại nẹp này được sử dụng nhiều trong quá trình tạo khe co giãn khi lát gạch, thường có cấu tạo như sau:
Cánh nẹp: Là phần ở 2 bên thân nẹp, có lỗ tròn. Tác dụng giúp cố định nẹp vào vữa, gồm các lỗ nẹp để ngàm vào vữa rất chắc chắn.
Thân nẹp: Phần thân nẹp được chia làm 2 phần nhỏ
Viền Nẹp: Dùng để cố định viên gạch tạo khe giãn cách
Lõi cao su: Đàn hồi tốt, tạo không gian giãn nở, hấp thu chuyển động
Hình ảnh chi tiết nẹp che khe co giãn lát gạch
Rủi ro thường gặp phải ở sàn lát gạch
Hiện nay, sàn lát gạch không chỉ được sử dụng trong nội thất mà ngày càng phổ biến tại các công trình có diện tích lớn, ngoài trời như: sân TTTM, sân trường học, bệnh viện và sân thượng,… bởi tính thẩm mỹ cao. Nhưng việc tiếp xúc trực tiếp với môi trường khiến sàn gạch thường gặp một số vấn đề sau:
Giãn nở và co ngót sàn: Tùy vào yếu tố môi trường thời tiết thay đổi đột ngột, nhất là sàn lát gạch ngoài trời đối mặt trực tiếp với ánh nắng mặt trời sàn sẽ có hiện tượng giãn nở và co ngót. Nếu không có khe giãn cách tạo không gian thở cho viên gạch sẽ dẫn đến tình trạng phồng rộp, bong, nứt vỡ gạch.
Khe giãn cách hay ron gạch quá nhỏ: Phương pháp tạo ron gạch truyền thống vừa tốn thời gian và công sức, vừa có điểm yếu là thường tạo ra ron gạch nhỏ nhưng dễ hút bụi bẩn đọng lại khe. Gây mất thẩm mỹ, đồng thời khe quá nhỏ không tạo đủ không gian thở cho gạch cũng khiến dẫn đến tình trạng cong vênh, phồng rộp, nứt vỡ gạch.
Tại sao phải có nẹp khe co giãn lát gạch
Tình trạng nứt, gãy gạch không hiếm gặp tại các công trình truyền thống cũ do nhiều nguyên nhân. Dưới đây là lý do vì sao các công trình nên dùng nẹp khe co giãn sàn lát gạch:
Cấu tạo của nẹp che khe sàn gạch
Do nhiệt độ thời tiết thay đổi đột ngột các viên gạch giãn nở khiến chúng kích nhau, gây ra hiện tượng phồng sàn gạch. Nẹp co giãn giúp tạo khe hở, đủ không gian giãn nở cho sàn gạch.
Các công trình có không gian lớn khả năng nứt gãy sẽ cao hơn do tác động từ môi trường, con người tạo ra sự rung lắc lớn. Nẹp che khe co giãn hấp thu được các loại chuyển động nên có thể chịu được lực tải trọng lớn.
Sàn gạch tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ ngoài trời như ban công, sân thượng thì cần phải có khe co giãn tránh sự tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao gây giãn nở.
Khoảng cách giữa các nẹp: Với mặt sàn gạch có diện tích rộng cần phải chia khe co giãn với khoảng cách tối đa giữa hai khe co giãn là 4m để đảm bảo không gian giãn nở cho sàn.
Ứng dụng nẹp che khe co giãn lát gạch trong thi công
Nẹp khe co giãn lát gạch có tác dụng:
Chống nứt, sụt lún bề mặt gạch trong quá trình sử dụng
So sánh phương pháp tạo ron bằng tay sẽ thấy thẳng nét hơn
Dễ thi công hơn nên tiết kiệm thời gian, nhân công và chi phí.
Nẹp khe lát gạch trong công trình sàn TTTM
Nẹp khe co giãn lát gạch được sử dụng tại các công trình lớn như:
Trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, bảo tàng, nhà xưởng,…
Ngoài ra, các vị trí lát gạch ngoài trời như: sân thượng – sàn mái, ban công, sân ngoài trời,… cũng được yêu cầu dùng loại nẹp khe này.
Cách chọn nẹp cho phù hợp
Tùy thuộc vào các yếu tố sau đây chọn ra loại nẹp phù hợp với công trình:
Hình ảnh minh họa nẹp
Dựa vào kích thước: Tùy vào kích thước khe co giãn sàn gạch đã xác định chọn ra loại nẹp có kích thước phù hợp. Mỗi loại nẹp khe co giãn lát gạch có nhiều kích thước khác nhau cho bạn lựa chọn.
Tùy theo kinh phí: bạn có thể lựa chọn chất liệu nẹp phù hợp cho kinh phí công trình như nhựa, nhôm, inox,…
Dựa vào màu sắc: Tùy thuộc vào ý đồ thiết kế, màu sắc sàn gạch lựa chọn màu sắc nẹp phù hợp càng tăng nét thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Hướng dẫn thi công nẹp khe co giãn lát gạch
Bước 1: Dựa vào diện tích sàn gạch chia vị trí dùng nẹp và thi công lát gạch sàn như bình thường cho đến vị trí dùng nẹp.
Bước 2: Ướm viên gạch số 1 vào vị trí đã đánh dấu trước vị trí có nẹp.
Chú ý: Chưa lát viên này xuống ngay.
Bước 3: Rải vữa lên bề mặt sàn và gắn nẹp vào đúng vị trí đã định vị ở bước 2. Ấn nhẹ, từ từ thanh nẹp để cho vữa ngàm vào cánh của thanh nẹp qua các lỗ ở hai cánh nẹp. Ấn từ từ cho đến khi nẹp bằng với cốt cao độ của sàn gạch thì dừng lại.
Chú ý: Định vị cốt cao độ của nẹp phải thật chính xác.
Hướng dẫn thi công nẹp co giãn lát gạch
Bước 4: Lát viên gạch số 1 vào vị trí đã đo ở bước 2, đồng thời điều chỉnh vị trí nẹp cho sát mép gạch.
Bước 5: Tiếp tục rải vữa lát viên gạch thứ 2 và các viên gạch tiếp theo như bình thường.
Chú ý: Căn chỉnh sao cho mép viên gạch thứ 2 sát vào nẹp nhất có thể để đảm bảo tính thẩm mỹ của công trình.
Bước 6: Sau khi lát gạch xong thì dùng giẻ mềm ẩm hoặc miếng bọt biển lau nhẹ nhàng vệ sinh bề mặt nẹp.
Phương pháp bảo quản nẹp
Nẹp khe co giãn sàn gạch có chất liệu kim loại nhôm, inox được mạ anode bền màu. Vậy bảo quản như nào giúp nẹp có độ bền bỉ hơn. Tham khảo dưới đây:
Nên sử dụng dụng cụ nào để vệ sinh nẹp
Không dùng chất tẩy rửa mạnh khi lau chùi lên bề mặt nẹp.
Không dùng vật cứng, sắc nhọn để cạo hay cậy vết bẩn trên bề mặt nẹp
Không bóc băng dính trong quá trình thi công, nếu nẹp ko có băng dính thì phải dùng băng dính giấy dán tạm – che bề mặt nẹp, tránh dính vữa lên bề mặt nẹp.
Nếu chẳng may trong quá trình trét bị dính vữa xi măng phải dùng giẻ mềm lau ngay.